Câu hỏi ôn tập thi lý thuyết lái xe hạng BE

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 1. Phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông đường bộ đi lại là gì?
  • 1. Phần mặt đường và lề đường.
  • 2. Phần đường xe chạy.
  • 3. Phần đường xe cơ giới.

Đáp án đúng: Phần đường xe chạy.

Giải thích: Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông đường bộ đi lại.

Câu 2. Làn đường là gì?
  • 1. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, sử dụng cho xe chạy.
  • 2. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ chiều rộng cho xe chạy an toàn.
  • 3. Là đường cho xe ô tô chạy, dừng, đỗ an toàn.

Đáp án đúng: Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ chiều rộng cho xe chạy an toàn.

Giải thích: Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.

Câu 3. Khổ giới hạn của đường bộ được hiểu như thế nào là đúng?
  • 1. Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng, chiều cao của đường bộ để các xe, bao gồm cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn và được xác định theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ.
  • 2. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm trên đường b ộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
  • 3. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao của cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe đi qua được an toàn.

Đáp án đúng: Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng, chiều cao của đường bộ để các xe, bao gồm cả hàng hoá xếp trên xe đi qua được an toàn và được xác định theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ.

Giải thích: Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.

Câu 4. Dải phân cách được lắp đặt để làm gì?
  • 1. Để phân chia các làn đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ trên đường cao tốc.
  • 2. Để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều đường.
  • 3. Để phân tách phần đường xe chạy và hành lang an toàn giao thông.

Đáp án đúng: Để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều đường.

Giải thích: Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.

Câu 5. Vạch kẻ đường là gì?
  • 1. Là báo hiệu đường bộ để hỗ trợ cảnh báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông đường bộ.
  • 2. Là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.
  • 3. Là báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ về các thông tin của đường bộ.
  • 4. Cả ba ý trên.

Đáp án đúng: Là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

Giải thích: Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

Câu 6. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được hiểu như thế nào là đúng?
  • 1. Là người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
  • 2. Là người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông trên đường bộ.
  • 3. Cả hai ý trên.

Đáp án đúng: Là người điều khiển xe cơ giới, người điều khiển xe thô sơ, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Giải thích: Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

Câu 7. Người lái xe được hiểu như thế nào là đúng?
  • 1. Là người điều khiển xe cơ giới.
  • 2. Là người điều khiển xe thô sơ.
  • 3. Là người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Đáp án đúng: Là người điều khiển xe cơ giới.

Giải thích: Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới.

Câu 8. Trong nhóm các phương tiện giao thông đường bộ dưới đây, nhóm phương tiện nào là xe cơ giới?
  • 1. Xe ô tô; máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy; xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng; xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện.
  • 2. Xe ô tô; rơ moóc được kéo bởi xe ô tô; sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô đầu kéo; xe chở người bốn bánh có gắn động cơ; xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ; xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự.

Đáp án đúng: Xe ô tô; rơ moóc được kéo bởi xe ô tô; sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô đầu kéo; xe chở người bốn bánh có gắn động cơ; xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ; xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự.

Giải thích: Xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Không có xe đạp.

Câu 9. Trong nhóm các phương tiện giao thông đường bộ dưới đây, nhóm phương tiện nào là xe thô sơ?
  • 1. Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện; xe xích lô; xe lăn dùng cho người khuyết tật; xe vật nuôi kéo và các loại xe tương tự.
  • 2. Xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng.
  • 3. Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo.

Đáp án đúng: Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện; xe xích lô; xe lăn dùng cho người khuyết tật; xe vật nuôi kéo và các loại xe tương tự.

Giải thích: Xe thô sơ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Câu 10. Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?
  • 1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
  • 2. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự.
  • 3. Cả hai ý trên.

Đáp án đúng: Cả hai ý trên.

Giải thích: Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.